Lưu ý khi khai báo hải quan hàng y tế nhập cảnh tại Việt Nam
- 08 Jun 2024
- Thu Thảo
- Lượt xem: 351
Thiết bị, hàng y tế của Việt Nam chủ yếu được nhập nhiều từ các nước trên thế giới. Đây là loại hàng hóa khá đặc biệt và quy trình nhập khẩu phải thực hiện theo các thủ tục mà pháp luật quy định. Vậy những thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu hàng y tế là gì? Một số lưu ý khi khai báo hải quan hàng y tế nhập cảnh doanh nghiệp cần biết sẽ được cung cấp ngay trong bài viết này.
Thủ tục khai báo hải quan hàng y tế nhập khẩu
Thế nào là hàng y tế nhập khẩu?
Hàng y tế là những trang thiết bị, máy móc, vật dụng, dụng cụ, hóa chất, … được sử dụng để phục vụ trong lĩnh vực y tế. Những mặt hàng này khi được nhập khẩu từ nước ngoài về thông quan cơ quan hải quan được gọi là hàng y tế nhập khẩu.
Một số mặt hàng y tế thường được nhập khẩu:
- Các dụng cụ, máy móc phục vụ cho phẫu thuật, tiểu phẫu, …
- Máy chụp X- quang, chụp cắt lớp, chụp CT, …
- Các loại máy siêu âm: siêu âm màu, siêu âm trắng đen, siêu âm đa chiều …
- Hóa chất, chất thử, thuốc, …
Thủ tục hải quan hàng y tế nhập khẩu là gì?
Cơ quan hải quan, thủ tục hải quan là những cụm từ được nghe nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên việc sản xuất hàng hóa trong nước thông thường sẽ không phải thực hiện những thủ tục về hải quan. Mà thủ tục hải quan chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa là trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất y tế về Việt Nam bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan. Đây là những thủ tục cần thiết tại cơ quan hải quan cửa khẩu, cảng biển, hoặc lãnh thổ hải quan. Khi hoàn tất những thủ này mới được phép lưu thông, sử dụng tại Việt Nam. Nếu không thực hiện khai báo hải quan sẽ bị coi là hàng hóa nhập lậu, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thủ tục khai báo hải quan hàng y tế nhập khẩu
Trang thiết bị y tế nhập cảnh về Việt Nam là hàng hóa nhập khẩu có điều kiện. Vì vậy cần lưu ý khi khai báo hải quan hàng y tế nhập cảnh phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về hải quan. Khi nhập cảnh cần phải thực hiện các bước sau để có thể thông quan:
Bước 1: Phân loại thiết bị, dụng cụ y tế.
Việc phân loại được thực hiện theo Thông tư số 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 của Bộ Y tế. Cụ thể các mặt hàng, trang thiết bị y tế sẽ được phân thành hai loại gồm:
- Hàng y tế loại A;
- Hàng y tế loại B, C, D.
Việc phân loại hàng y tế có ý nghĩa trong việc xuất trình giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục khai báo hải quan.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ hàng y tế.
Để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho việc khai báo hải quan cần kiểm tra đầy đủ chứng từ hàng hóa. Một số chứng từ cần thiết phải có như: chứng từ mua bán; chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; hóa đơn thương mại; bảng phân loại hàng; Giấy phép nhập khẩu (nếu là trang thiết bị y tế loại A)…
Bước 3: Khai và nộp hồ sơ hải quan.
Người khai điền đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan đối với hàng y tế nhập khẩu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Sau đó nộp cho cơ quan hải quan nơi mà hàng hóa sẽ được vận chuyển qua để cơ quan hải quan làm thủ tục. Tùy thuộc vào từng loại hàng (được phân loại ở bước 1) mà hồ sơ sẽ có những loại giấy tờ khác nhau. Hồ sơ có thể thực hiện nộp trực tiếp hoặc nộp qua phần mềm điện tử.
Bước 4: Nộp thuế và hoàn thiện các thủ tục hải quan.
Thuế là nghĩa vụ không thể thiếu khi nhập hàng y tế về Việt Nam. Mức thuế phụ thuộc vào loại hàng, số lượng hàng được nhập khẩu. Các loại thuế cần nộp cho ngân sách nhà nước gồm thuế nhập khẩu và thuế VAT.
Bước 5: Lấy hàng về kho để bảo quản.
Sau khi hàng hóa được thông quan, hàng hóa được chuyển về kho để bảo quản, sử dụng.
Xem thêm: Dịch vụ khai hải quan Alphatrans
Lưu ý khi khai báo hải quan hàng y tế nhập cảnh tại Việt Nam
Một số loại hàng y tế nhập cảnh phải có giấy phép nhập cảnh được Bộ Y tế cấp phép. Theo quy định của pháp luật thì gồm có 49 loại chia thành hai nhóm: nhóm thiết bị chẩn đoán và nhóm thiết bị điều trị. Khi hàng hóa thuộc danh mục này thì cần làm thêm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu để có thể nhập cảnh ở Việt Nam. Thẩm quyền, thủ tục xin giấy phép xem thêm tại Thông tư 30/2015 của Bộ Y tế.
Đối với hàng hóa, trang thiết bị y tế được phân loại vào nhóm B, C, D phải làm thủ tục đăng ký lưu hành thiết bị y tế. Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế xem thêm tại Nghị định 98/2021 của Chính phủ.
Tóm lại, hàng y tế là loại hàng hóa đặc biệt, khi nhập cảnh cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định. Cần lưu ý khi khai báo hải quan hàng y tế nhập cảnh tại Việt Nam, cần thực hiện đầy đủ các thủ tục hải quan. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhập cảnh hàng y tế có thể sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế một cách nhanh chóng với chi phí rẻ nhất.
Dịch vụ của chúng tôi
- Dịch vụ hải quan hàng xuất nhập đường Air
- Dịch vụ hải quan hàng xuất nhập khẩu tại Sân bay Tân Sơn Nhất
- Dịch vụ hải quan hàng xuất nhập tại Sân bay Nội Bài
- Dịch vụ hải quan hàng xuất nhập tại Sân bay Đà Nẵng
- Dịch vụ gửi hàng air quốc tế tại Việt Nam
- Dịch vụ gửi hàng air nội địa
- Dịch vụ chuyển phát nhanh
- Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ bằng đường Air
- Dịch vụ Gửi hàng đi Úc bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Canada bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Nhật Bản bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Hàn Quốc bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Singapore bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loàn bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Ấn Độ bằng đường Air
- Dịch vụ gửi hàng đi Thái Lan bằng đường Air